Ethereum PoW Hard Fork - Tài Sản Sẽ Nhân 2? Hướng Dẫn Cơ Hội Chốt Lời Từ Sự Kiện Này

Ethereum PoW Hard Fork - Tài Sản Sẽ Nhân 2? Hướng Dẫn Cơ Hội Chốt Lời Từ Sự Kiện Này

Nhìn lại quá khứ

Năm 2016, The DAO bị tấn công và lấy đi 3.6 triệu ETH, chiếm khoảng 5% tổng nguồn cung của Ethereum vào thời điểm đó. Các nhà phát triển Ethereum đã chọn giúp những người dùng bị hại bằng cách thực hiện một cuộc hard fork.

Vì vậy Ethereum được tách thành hai blockchain khác nhau. Blockchain mới là Ethereum chúng ta vẫn đang sử dụng ở thời điểm hiện tại, về cơ bản đã đảo ngược vụ hack để hoàn tiền cho người dùng và blockchain ban đầu được đổi tên thành Ethereum Classic.

Ethereum Classic và Ethereum hiện tại không tương thích với nhau và hầu hết người dùng bị hại chọn chuyển sang blockchain mới. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận quyết định ở lại và tiếp tục phát triển Ethereum Classic nhằm cạnh tranh với chính Ethereum. Cuộc chiến này dường như đã kết thúc với phần thắng không thể chối cãi thuộc về Ethereum.

Tuy nhiên giờ đây có vẻ như lịch sử sẽ tiếp tục lặp lại.

Đếm ngược còn ba ngày nữa ngày 15/9 tới đây, The Merge chính thức sẽ diễn ra sau một thời gian dài trì hoãn, Ethereum chính thức sẽ chuyển sang PoS. Những không phải ai cũng hào hứng với điều đó, những thợ đào vì lợi ích của họ, đã đồng thuận với việc hardfork ra một chuỗi PoW chạy song song với Ethereum PoS và dường như sự phân nhánh này là không thể tránh khỏi.

Chuyện gì sẽ xảy ra với các token nếu diễn ra một cuộc hardfork?

Các nhánh PoW được Justin Sun và Chandler Guo mô tả sẽ là bản sao chính xác của chuỗi Ethereum chính, với lịch sử giao dịch và số dư token được giữ nguyên.

Đối với Ethereum và các token ERC-20, trong trường hợp có một đợt hard fork hậu The Merge, các nhà đầu tư sẽ được phân phối cùng một lượng token “fork” trên chuỗi PoW mới tương ứng với số token mà họ hiện đang sở hữu trong chuỗi PoS. Qua đó các nhà đầu tư sẽ có số lượng token bằng nhau với smart contract giống hệt nhau trên cả hai blockchain riêng biệt. Nhưng liệu Ethereum đã được fork có nghĩa là tất cả số tiền của bạn sẽ đột nhiên tăng gấp đôi? Chắc là không “giòn” đâu?

Giá của các token vẫn sẽ do thị trường quy định. Một số mã thông báo - đặc biệt là ether được sử dụng để thanh toán phí giao dịch - có thể có giá trị trên PoW Fork. Không loại trừ khả năng có thể sẽ xuất hiện các token được thị trường đẩy giá dựa trên meme mà chúng ta khó có thể lường trước.

Tuy nhiên không phải tất cả các ứng dụng và dịch vụ được xây dựng trên mạng PoS của Ethereum cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ trên các nhánh PoW và trong hầu hết các trường hợp, việc thiếu sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng sẽ làm mất đi giá trị của token.

Các stablecoin như USDT và USDC - Hệ tuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế DeFi sẽ không được công nhận trên những nhánh fork này, và việc nắm giữ USDC hoặc USDT trên Ethereum PoW fork sẽ giống như giữ tiền giả.

Việc thiếu hỗ trợ stablecoin sẽ gây ra những hậu quả lớn đối với khả năng giữ lại giá trị của các token đã phân tách khác. USDC và USDT được sử dụng làm tài sản thế chấp trên khắp không gian DeFi. Nếu và khi các token này trên chuỗi PoW ngừng giao dịch ở mức 1 đô la, chúng sẽ tạo ra hiệu ứng xếp tầng, kết hợp với các yếu tố khác và khiến hầu hết các fork token khác trở nên hầu như vô giá trị. Vậy nên nhánh PoW của Ethereum, ít nhất ở thời điểm ban ban đầu, sẽ giống như các thành phố ma, cơ sở nền tảng sẽ ở đó, nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự sống.

Tuy nhiên liệu sự kiện này có phải là một món quà cho các nhà đầu tư?

Một đội ngũ ẩn danh với các thành viên cốt lõi là những nhà đầu tư crypto với niềm tin vào công nghệ Proof-of-Work đến từ khắp nơi trên thế giới đang phát triển chuỗi EthereumPOW.  Quá trình này đã được tiến hành hơn 1 tháng và trải qua nhiều đợt testnet.

Thế nhưng, mối quan tâm cốt yếu ở đây chính là liệu tổ chức này có thay đổi ChainID so với Ethereum Mainnet hay không, bởi đây là tham số duy nhất giúp chống lại “Replay Attack” giữa các EVM chains.

Replay attack là gì?

Replay attack (cuộc tấn công phát lại) là một hình thức tấn công mạng lưới trong đó các thực thể độc hại chặn và lặp lại việc truyền tải một dữ liệu hợp lệ đi vào trong mạng lưới. Việc này có thể được dùng qua mặt các tổ chức tài chính để sao chép các giao dịch, cho phép hacker rút tiền trực tiếp từ chính tài khoản của nạn nhân. Trong trường hợp của hardfolk, về lý thuyết các hacker có thể thực hiện tấn công phát lại nhắm vào sổ cái. Một giao dịch được xử lý trên một sổ cái bởi một người có ví hợp lệ trước hardfolk cũng sẽ hợp lệ trên sổ còn lại. Có thể hiểu đơn giản là các giao dịch của bạn trên EthereumPOW sẽ bị lặp lại trên Ethereum Mainnet. Chẳng hạn như bạn bán 97 EthPOW thì (bản sao chép) thì giao dịch này cũng sẽ diễn ra trên Ethereum Mainnet với chính tài sản thực của bạn.

Quay trở lại vấn đề chính, mặc dù đội ngũ cho biết sẽ thay đổi ChainID từ 1 sang 10001 và việc này tiến hành một ngày trước khi The Merge diễn ra. Tuy nhiên, khoảng thời gian như vậy có thể sẽ không đủ để cho các nhà tích hợp kiểm tra và chạy thử máy khách. Chính vì thế, tỉ lệ không đổi ChainID vẫn có khả năng diễn ra.

Vậy nhà đầu tư nên làm gì nếu điều này thực sự diễn ra?

Nhà đầu tư không nên tiếp tục đồng hành mà chỉ tận dụng cơ hội để nhận được nhiều token (bản sao chép) càng tốt và rồi ngưng sử dụng. Tuy nhiên các thao tác này không đơn thuần như cách mọi người thực hiện chuyển sang chain EthereumPOW và bán EthPOW - điều này có thể ảnh hưởng đến tài sản thực. Để quá trình này diễn ra an toàn, bạn cần thực hiện thêm một số giao dịch trên Ethereum Mainnet nhằm nâng Nonce để đảm bảo ví Ethereum không bị lặp lại từ EthPOW.

*Trong crypto và blockchain, nonce là từ viết tắt của "number only used once - số chỉ được sử dụng một lần", là một số được thêm vào các hashed, hoặc được mã hóa  trong một chuỗi khối mà khi được băm lại sẽ đáp ứng các hạn chế về mức độ khó để giải mã. Hay có thể hiểu đơn giản nonce chính là bài toán hay thuật toán mà các thợ đào cần giải mã để nhập vào hàm băm nhằm nhận phần thưởng khai thác.

Hướng dẫn tận dụng cơ hội chốt lời

Sau đây là hướng dẫn từ anh Trần Huy Vũ - Co-Founder Kyber Network.

👉 Bước 1: Liệt kê hết tất cả các ví hiện có và mỗi ví sẽ thực hiện theo từng bước tiếp theo.

👉 Bước 2: Liệt kê các tokens bạn muốn bán ra ở EthPOW để chốt lời, mỗi token sẽ làm 1 giao dịch Approve, 1 giao dịch bán ở sàn, nếu có token ở DEX pools thì sẽ thêm 1 giao dịch rút khỏi pool, như vậy sẽ có 3 giao dịch để bán qua EthPOW.

Tổng số giao dịch để bán hết các tokens qua EthPOW ở mỗi ví = 3* (số token) = X

Ví dụ: 1 ví sở hữu 5 tokens thì X=3*5= 15.

👉 Bước 3: Sau khi The Merge diễn ra, bạn thực hiện một loạt giao dịch gửi ETH về chính địa chỉ ví ở Ethereum mainnet (chỉ tốn phí gas) và tổng số giao dịch phải là (X+1) (theo như ví dụ ở trên sẽ là 16 lần giao dịch chuyển 0ETH).

❗️❗️Một giao dịch thêm trong phương trình này cực kỳ quan trọng để chống việc lặp lại giao dịch từ EthPOW sang Ethereum Mainnet khi bạn bán tokens qua EthPOW. Chỉ được bán tokens trên EthPOW sau khi đã thực hiện bước trên với mỗi ví.

👉 Bước 4: Sang EthPOW và bán tokens ở trên chuỗi này. Lưu ý chỉ thực hiện số lượng giao dịch ÍT HƠN hoặc BẰNG số giao dịch bạn vừa làm ở Ethereum Mainnet cho mỗi ví (X).

👉 Bước 5: Lặp lại bước 3 và 4 cho toàn bộ các ví bạn muốn.

Sau bước này, các tokens đã được chuyển về EthPOW. Việc tiếp theo sẽ là bán EthPOW sang token có “giá trị” thông qua các sàn hỗ trợ sau đây.

Chọn 1 sàn trong số này rồi gửi tokens lên và bán (Chú ý chỉ thực hiện việc này với 1 giao dịch).

Như vậy bạn đã chốt lời thành công. Hãy chắc chắn theo sát từng bước để đảm bảo an toàn cho những giao dịch này bạn nhé 🤓

Tuyệt vời! Tiếp theo, hãy hoàn tất các thủ tục thanh toán để có thể toàn quyền truy cập vào Holdstation.
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Bạn đã đăng ký thành công Holdstation.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt toàn bộ, giờ bạn có thể truy cập vào tất cả nội dung.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Thanh toán của bạn chưa được cập nhật.