Development Activity Là Gì? Đây Có Phải Là Yếu Tố Cần Thiết Khi Đánh Giá Một Dự Án Crypto?

Development Activity Là Gì? Đây Có Phải Là Yếu Tố Cần Thiết Khi Đánh Giá Một Dự Án Crypto?

Khi đánh giá và xem xét một dự án crypto, hay dự án liên quan đến crypto. Những đối tượng nghiên cứu như các nhà đầu tư phổ thông trong cộng đồng nói chung hay những nhà phân tích nói riêng thường nhìn vào các yếu tố như đội ngũ dự án, tổ chức đứng sau hay quỹ đầu tư, hỗ trợ dự án, tổng cung lưu hành, TVL (total value locked), white paper (sách trắng), cộng đồng, số lượng giao dịch. Các dữ liệu trên đều cung cấp cho những nhà nghiên cứu nhiều thông tin cần thiết, tuy nhiên, Development Activity là một yếu tố riêng biệt quan trọng để đánh giá tiến độ phát triển của dự án trong tương lai.

Development Activity chính là hoạt động phát triển của một dự án crypto mà đội ngũ dự án thực hiện việc phát triển đó trên kho lưu trữ Github công khai của dự án. Trong thị trường crypto, các công việc của dự án thường được thực hiện công khai trong các kho lưu trữ, vì thế nên các số liệu này luôn có sẵn để các nhà nghiên cứu có thể khai thác.

Github là kho lưu trữ mã nguồn mở của các dự án về crypto. Thông qua Development Activity như các chỉnh sửa, cập nhật, nâng cấp về code, số lượng công việc của dự án (commit), sự kiện của dự án (event), từ đó người dùng có thể đánh giá mức độ phát triển của dự án, liệu dự án có đang phát triển tốt hay bị bỏ bê.

Bởi vì, một dự án tốt là dự án có nhiều nhà phát triển hoạt động, điều cho thấy rằng:

  • Dự án nghiêm túc trong công việc phát triển và kinh doanh
  • Dự án có thể mang đến nhiều sản phẩm, tính năng hơn trong tương lai, từ đó thu hút nhiều người dùng cho dự án hơn.
  • Dự án ít hoặc không có khả năng hay dấu hiệu về việc lừa đảo

Development Activity có thể được nghiên cứu & đánh giá theo hai khía cạnh:

Số lượng cam kết mà dự án crypto thực hiện được (Crypto Commits)

Khi các đội ngũ dự án, các nhà phát triển thực hiện công việc, các thay đổi hay nâng cấp trong mã nguồn của họ sẽ được đóng gói vào trong các cam kết (commits) và các cam kết sẽ được lưu trữ công khai tại một kho lưu trữ. Khi một trang kho lưu trữ như thế này được mở trong Github, số liệu đầu tiên được hiển thị chính là số lượng cam kết (commits).

Cryptomiso.com là một website chuyên cung cấp số liệu, lịch sử, biểu đồ về số lượng cam kết của dự án được thực hiện, dữ liệu được lấy từ các kho lưu trữ nổi tiếng, hiện tại đã có 289 tiền mã hóa được thống kê trong 12 tháng gần đây (Cập nhật lần cuối là 22/7/2022). Các dữ liệu được xếp hạng theo số lượng cam kết (commits) của dự án và không dựa trên tổng giá trị vốn hóa, giá giao dịch hay tổng cung lưu hành của dự án.

Số liệu, biểu đồ của các dự án có số lượng cam kết nằm trong top 10 trên trang CryptoMiso:

Đánh giá về website CryptoMiso:

  • Ưu điểm

CryptoMiso thể hiện cho người dùng rõ ràng về số lượng cam kết mà dự án thực hiện được cho đến thời điểm hiện tại, cũng như số lượng nhà phát triển đã đóng góp cho dự án và phân bổ số lượng cam kết theo từng mốc thời gian cụ thể.

  • Nhược điểm

CryptoMiso không thể hiện hoặc đánh giá về chất lượng cam kết của dự án, vì thế nên người dùng không thể biết được cam kết (commits) đó có chất lượng hay không. Đôi khi có nhiều cam kết chỉ là cam kết thay đổi nhỏ, không đáng kể được thực hiện.

Tuy nhiên, đối với nhiều nhà nghiên cứu chuyên môn, việc suy nghĩ rằng bằng cách đếm số lần cam kết của một dự án chính là phép tính gần như chính xác cho hoạt động phát triển của dự án không hoàn toàn thật sự đúng. Đã có rất nhiều trình tổng hợp dữ liệu (data aggregator) theo dõi số lần cam kết của dự án trên Github, đây là một giải pháp tốt nhưng đôi khi các dữ liệu được trả về bị sai lệch.

Vậy tại sao dữ liệu được trả về cho các trình tổng hợp lại bị sai lệch?

Bởi vì có rất nhiều dự án crypto được “fork” (sao chép toàn bộ) từ mã nguồn của những blockchain tiền nhiệm nổi tiếng khác như Bitcoin, Ethereum,...Các đội ngũ của những dự án như vậy đơn giản chỉ thực hiện một vài thay đổi nhỏ trên dự án của họ, và quá trình “fork” từ những blockchain khác cũng giúp dự án được “fork” thừa hưởng số lượng cam kết (commits) của những dự án tiền nhiệm, từ đó khiến cho việc tổng hợp số liệu về số lượng cam kết bị sai lệch dẫn đến dữ liệu về Development Activity của dự án “fork” tăng cao bất thường.

Số lượng sự kiện trên Github mà dự án tạo ra (Github events)

Santiment đã đưa ra một phương pháp tổng hợp dữ liệu về số lượng cam kết của các dự án từ Github một cách chính xác hơn để có thể đánh giá mức độ hoạt động của nhà phát triển dự án.

Cách hiệu quả hiện tại để có thể theo dõi dữ liệu Development Activity là theo dõi các sự kiện (events) do dự án tạo ra, và các sự kiện được tổng hợp phải thuộc các tiêu chí sau đây mới được tính là một sự kiện:

  • Số lần cập nhật code.
  • Số lần tương tác với vấn đề của dự án - thêm/ xóa/ chỉnh sửa nhận xét.
  • Số lượng tạo Pull Request trên Github của dự án và số lượng tương tác của Pull Request - thêm/ xóa/ chỉnh sửa nhận xét trong Pull Request.
  • Số lần chỉnh sửa wiki trên Github.
  • Số lượng Forking/ Xem kho lưu trữ.
  • Số lượng kho lưu trữ có mã nguồn mở.

Nhờ vào màng lọc các cam kết như trên, trình tổng hợp dữ liệu của Santiment đã cải thiện đáng kể cả độ chính xác và khả năng cung cấp của dữ liệu Github. Việc này giúp sàng lọc các dự án “fork” từ các blockchain khác và cho ra dữ liệu so sánh tốt hơn cho nhà nghiên cứu về các dự án có số lượng cam kết thuần (pure commits).

Xếp hạng các dự án crypto có Development Activity từ cao đến thấp trên Santiment

Vậy đây có phải là yếu tố cần thiết khi đánh giá một dự án crypto?

Từ dữ liệu Development Activity, nhà nghiên cứu có thể kết luận rằng việc hoạt động phát triển diễn ra hàng ngày của các nhà phát triển mục đích chính là cung cấp các dApp, dịch vụ, tính năng hấp dẫn người dùng thêm cho dự án. Ngược lại, nếu không có nhà phát triển hoạt động, thì sẽ không có người dùng. Vì vậy, nếu nhà nghiên cứu nhìn vào tiềm năng phát triển của một blockchain, TVL, tổng cung lưu hành, nhà đầu tư, đội ngũ hay số lượng người dùng, giao dịch chỉ là một trong những thành phần cấu tạo nên sự thành công của dự án, Development Activity vẫn một yếu tố quan trọng không nên bỏ qua trong việc đánh giá dự án có thể đi được đường dài hay không.

Tuyệt vời! Tiếp theo, hãy hoàn tất các thủ tục thanh toán để có thể toàn quyền truy cập vào Holdstation.
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Bạn đã đăng ký thành công Holdstation.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt toàn bộ, giờ bạn có thể truy cập vào tất cả nội dung.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Thanh toán của bạn chưa được cập nhật.